Với sứ mệnh “Mong muốn mang lại cho khách hàng một giấc ngủ ngon và an toàn giống như ở chính ngôi nhà mình mỗi khi di chuyển. Lãnh đạo cty cùng cán bộ công nhân viên luôn nổ lực hết mình”
Với sứ mệnh “Mong muốn mang lại cho khách hàng một giấc ngủ ngon và an toàn giống như ở chính ngôi nhà mình mỗi khi di chuyển. Lãnh đạo cty cùng cán bộ công nhân viên luôn nổ lực hết mình”
Tàu chất lượng cao Sông Lam xin thông báo lịch chạy tàu
❗️Tàu NA1 xuất phát từ Hà Nội lúc 22h45
❗️Tàu NA2 xuất phát từ Vinh lúc 22h15
Ga Hàng Cỏ (Ga Hà Nội ngày nay) – một trong những điểm đến đặc biệt của Thủ đô. Sở hữu kiến trúc độc đáo, vị trí thuận lợi và các dịch vụ tiện ích, Ga Hàng Cỏ xứng đáng là 1 trong những ga tàu lớn nhất và tuyệt vời nhất ở Việt Nam.
Ga Hàng Cỏ là ga tàu lửa lớn nhất Hà Nội cũng là chứng nhân lịch sử cho một thời kỳ đầy thăng trầm nhưng cũng vô cùng hào hùng của Thủ đô thân yêu. Trải qua thời gian, nơi đây đã trở thành điểm đến quen thuộc của những du khách muốn trải nghiệm hành trình du lịch Hà Nội một cách độc đáo và hoài cổ.
Ga Hàng Cỏ xưa cũng chính là ga Hà Nội ngày nay là hệ thống nhà ga tiên tiến và hiện đại nhất của Thủ đô Hà Nội. Ga Hàng Cỏ nằm trên tuyến đường Lê Duẩn sầm uất, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 2km. Du khách có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe bus, xe ôm công nghệ hay taxi,... đều rất thuận tiện. Tuyến đường đến Ga Hàng Cỏ ngắn nhất là đường Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Lê Duẩn là có thể tới nơi.
Nếu muốn di chuyển đến ga Trần Quý Cáp, du khách cũng có thể lựa chọn các phương tiện tương tự. Đặc biệt, ga Trần Quý Cáp nằm tại khu vực trung tâm thành phố và là nơi luân chuyển hành khách liên tục, do vậy có rất nhiều tuyến xe buýt dừng đỗ tại ga cũng như các khu vực xung quanh. Một số tuyến xe buýt có điểm dừng gần phố Trần Quý Cáp là tuyến 01, 32, 34 và 45.
Ga Vinh chính thức được bắt đầu xây dựng vào quý II, năm 1900. Ngày 17/3/1905 được xem là “ngày sinh nhật” của Ga Vinh, bởi đây cũng chính là ngày đoàn tàu hơi nước đầu tiên hú còi xin đường vào ga sau hành trình dài 300 km từ Hà Nội đến Vinh.
Từ đấy, Ga Vinh cùng Nhà máy Xe lửa Trường Thi được đặt dưới sự quản lý của Đặc khu Đường sắt Bắc Trung kỳ. Đây cũng là thời kỳ bắt đầu hình thành đội ngũ công nhân đường sắt khu vực Vinh - Bến Thủy, hạt nhân của phong trào cách mạng sau này. Tháng 8/1928 chi bộ đầu tiên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội được thành lập từ trong chính đội ngũ công nhân đường sắt. Ngày 25/4/1930, hơn 200 công nhân đường sắt Ga Vinh và Nhà máy Xe lửa Trường Thi ở xóm thợ Bắc Kỳ đã nhất tề đứng dậy cùng nông dân xuống đường đấu tranh đòi tự do, cơm áo, chống áp bức bóc lột, mở đầu cho cao trào đấu tranh Xô Viết Nghệ Tĩnh vang dội khắp năm châu.
Sau Cách mạng tháng Tám không lâu, thực dân Pháp quay lại miền Bắc nước ta, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cán bộ, công nhân viên (CBCNV) Ga Vinh lại cùng nhân dân Thành phố Đỏ anh hùng tiêu thổ kháng chiến, cất giấu đầu máy toa xe không cho máy bay địch đánh phá. Hàng chục thanh niên trai tráng đang công tác tại Ga Vinh đã lên đường tòng quân giết giặc theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc “cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hòa bình lập lại, CBCNV Ga Vinh tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, sớm khôi phục lại việc chạy tàu. Ngày 19/5/1964, đúng vào dịp cả nước kỷ niệm 74 năm Ngày sinh Hồ Chủ tịch, trong niềm vui hân hoan của hàng vạn đồng bào dọc 2 bên đường sắt, Ga Vinh vinh dự chào đón đoàn tàu đầu tiên kéo còi vào ga.
Gần 40 năm, sau ngày đất nước thống nhất, Ga Vinh đã có những bước lớn mạnh vượt bậc cả về cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ. Giờ đây, bộ mặt nhà ga đã thay đổi đến không ngờ với hệ thống vườn hoa, cây cảnh được chăm sóc công phu. Sân ga rộng và sạch, mát với hệ thống chỉ dẫn được bố trí thuận lợi cho hành khách đi tàu.